1. Nếu khi nhập quốc tịch Úc, bạn chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam thì có thể bạn vẫn được công nhận có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên theo điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Điều 18 Nghị định 78/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam thì bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Đến hết ngày 1/7/2014 mà bạn không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì bạn sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.
Trình tự thủ tục và cơ quan giải quyết về việc giữ quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 78/2009/NĐ-CP như sau:
2. Theo khoản 3 điều 1 Quyết định 10/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 135/2007/QĐ-TTg ngày 17/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì bạn được tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh, nếu có nhu cầu ở lại quá 90 ngày, được cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú, mỗi lần không quá 90 ngày.
Khi làm việc tại Việt Nam bạn chỉ cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe và chuyên môn theo yêu cầu tuyển dụng của đơn vị sử dụng lao động. Trong trường hợp bạn là người nước ngoài thì khi làm việc trong đơn vị sử dụng lao động quá 90 ngày, bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động tại cơ quan quản lý lao động Việt Nam (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn cư trú). Nếu là công dân Việt Nam, bạn không phải thực hiện thủ tục này.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm:
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng (Nghị định số 34/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/03/2008 quy định về tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam).